Bộ GDĐT có văn bản gửi các trường Đại học, Học viện, các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố về việc không tổ chức tiếp khách, nhận hoa nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Mới đây, Bộ GDĐT có văn bản gửi các trường Đại học, Học viện, các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố về việc không tổ chức tiếp khách, nhận hoa nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam. Văn bản này đã tạo ra làn sóng tranh cãi trong dư luận.
Theo kết quả thăm dò bạn đọc trên Lao Động Điện tử từ ngày 17.11, đến chiều 18.11, đã có hơn 50% bạn đọc chọn phương án tặng phong bì, thay vì tặng hay tặng quà. Đã có hàng trăm ý kiến bạn đọc gửi về toà soạn, bày tỏ quan điểm về vấn đề "hoa" hay "phong bì". Báo Lao Động cũng xin giới thiệu một số ý kiến của bạn đọc về vấn đề này.
Nên hay không tặng "phong bì" cho thầy cô
Ủng hộ quyết định của Bộ GDĐT
Nhiều bạn đọc tỏ ra ủng hộ quyết định này của Bộ GDĐT.
Bạn Thùy Dương chia sẻ: "Tôi rất đồng ý với quan điểm của Bộ GDĐT. Nếu Bộ, sở gương mẫu thì huyện, trường... cũng sẽ dần học tập. Có như vậy mới loại được tình trạng hiện nay ở một số địa phương, cứ đến ngày kỷ niệm ngày thành lập là mời tiệc tùng và thủ trưởng đơn vị đó nhận phong bì! Việc làm của Bộ GDĐT là đáng hoan nghênh các bộ ban ngành sở khác nên học tập!".
Bạn đọc có Nick name Jgor Cibulka có lời: Bây giờ nhiều thầy cô giáo chỉ thích nhận hoa... "đồng tiền". Với thực trạng nền giáo dục nước nhà hiện nay, Bộ GDĐT không tổ chức tiếp khách, nhận hoa ngày 20.11 là một hành động đúng và thiết thực.
Đồng tình với quan điểm này, bạn đọc Thu Hồng có ý kiến: Giờ đây, ý nghĩa của ngày 20.11 dường như đang mất dần đi. Nó là dịp phụ huynh kiếm cớ để “cảm ơn” thầy cô. Hình ảnh tự học trò tặng hoa cho thầy cô giáo của mình ngày càng trở nên hiếm gặp, mà thay vào đó là bố mẹ tặng hoa kèm theo phong bì. Nhiều học sinh thậm chí không cần để ý đến ngày 20.11, coi như việc đó là việc của bố mẹ. Vì thế, ý nghĩa của ngày này đối với các em cũng không còn sâu đậm và thiêng liêng nữa.
Nét đẹp văn hóa người Việt chúng ta cần được gìn giữ
Tuy ủng hộ với quan điểm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực là một chủ trương đúng, bớt đi những lễ nghi rườm rà, mất thời gian của khách lẫn chủ của Bộ GDĐT, nhưng bạn Dương (thuyduong[at]gmail.com) cũng thể hiện quan điểm: "Các cơ quan của bộ và các sở địa phương hãy thực hiện chủ trương đã đề ra. Đặc biệt là đừng tiệc tùng chiêu đãi tốn kém tiền bạc. Nhưng như vậy không có nghĩa là ngày 20.11, những em học sinh, cựu học sinh không được dâng tặng những bông hoa, những tình cảm và sự tri ân của mình đối với Thầy cô giáo. Tôi đã 50 tuổi, nhưng năm nào cũng cùng những người bạn cùng lớp đến thăm thầy cô giáo đã dạy mình những năm phổ thông. Những bông hoa ấy là những bông hoa của tấm lòng tri ân, những bông hoa ấy không bao giờ tàn trong tâm hồn Thầy cô giáo và cả những thế hệ học sinh”.
“Tất nhiên, Bộ GDĐT cũng có những lý do để đưa ra lệnh cấm này. Đã có những cá nhân lợi dụng ngày 20.11 để biến nó thành cơ hội để "đút lót", để kiếm tiền... Nhưng đó là một bộ phận rất nhỏ mà theo tôi chỉ tồn tại trong môi trường đô thị, tại những thành phố lớn. Còn ở các vùng quê nghèo như chúng tôi. Giáo viên như chúng tôi còn đón các em về dạy kèm, bồi dưỡng miễn phí, những tiến bộ hằng ngày của các em chính là niềm vui, niềm hạnh phúc của chúng tôi, chứ đâu cần phải đánh đổi điều gì...” - bạn đọc Nguyễn Huân chia sẻ.
Cùng quan điểm với bạn Dương, bạn đọc Nguyễn Huân cho rằng việc thăm hỏi, tri ân giáo viên ngày 20.11 là một nét đẹp đáng trân trọng: “Tôi là một giáo viên ở Bắc Ninh. Chỉ có ngày 20.11 chúng tôi mới nhận được những bó hoa, hoa ở đây đúng nghĩa là hoa chứ không có thêm phong bì, rất ít khi có những quà tặng khác, nếu có cũng chỉ là những đồ rất nhỏ như tấm bưu thiếp hay lọ dầu gội. Bản thân tôi cảm thấy rất hạnh phúc và trân trọng vô cùng tình cảm của các em. Tôi nghĩ đây không đơn thuần là những bó hoa mà đó là những tấm lòng các em dành cho chúng tôi. Bản thân tôi rất trân trọng”.
Cần gìn giữ nét đẹp truyền thống
Giữ đức vì hai tiếng “giáo viên”
Về việc này, nhiều bạn đọc đã phân tích đưa ra những nguyên nhân dẫn đến tiêu cực biến những hành động mang ý nghĩa thiêng liêng trở thành những hành động xấu trong ngày 20.11. Và việc này không đáng để rồi làm mất đi hai tiếng thiêng liêng, cao quý “giáo viên”.
Bạn Hồng Hà: “Theo mình, thăm hỏi, tặng quà cho cô giáo thể hiện tấm lòng của phụ huynh, học sinh đối với cô giáo nhưng nếu nặng quá về giá trị nó mất đi ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam. Các phụ huynh muốn tặng quà để cô giáo để ý hơn đến con mình nhưng 1 lớp có tới 50 học sinh, ai cũng tặng quà thì để ý sao hết? Lúc đó lại phụ thuộc vào nặng nhẹ à? Như vậy thì những gia đình không có điều kiện để đua thì sao??? Chính các phụ huynh đã làm “hư” giáo viên rồi đó. Chính các bậc phụ huynh đã làm cho cô giáo không đối xử công bằng với chính con của mình rồi đó”.
Giỏ hoa tươi thắm tặng thầy cô thể hiện tấm lòng chân thành
Đồng quan điểm này, bạn Thu Hằng (thuhangvh[at]yahoo.com.vn) thể hiện quan điểm trong cách tri ân thầy cô giáo cũng như việc dạy dỗ con cái: “20.11 mình mua hoa để con tặng cô giáo, tự tay con tặng cô, tự miệng con nói lời cảm ơn cô (tuy nhiên con còn nhỏ nên cũng chưa được trau chuốt). Việc thăm hỏi, tặng quà cho thầy cô giáo là xuất phát từ ý chủ quan của mỗi phụ huynh, và, quan trọng hơn, mỗi phụ huynh cảm nhận việc này như thế nào. “Con sâu làm rầu nồi canh”, rất mong không vì cái phong bì mà ảnh hưởng tới lương tâm nhà giáo, ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục trong nhà trường”.
Giỏ hoa lan đơn giản tặng thầy cô
Bạn đọc T.Dung chia sẻ chia sẻ: “Em cũng là một giáo viên. Nói thật là chẳng ai chê tiền cả, nhưng mà món quà đó là gì không quan trọng bằng thái độ của phụ huynh đối với giáo viên. Nếu thực sự là tấm chân tình, biết ơn cô giáo thì chỉ là 1 bông hoa hồng thôi em cũng rất trân trọng, còn có những người nghĩ là nhân ngày này cho cô giáo cái phong bì để con mình được quan tâm, hay là không đến nhà cô thì con lưu ban ở lại lớp thì thật là thiển cận”.
Còn bạn đọc có tên Minh Nguyên thì cho rằng: “Cần phải tăng lương cho hai ngành: Giáo dục và y tế. Khi các "nhà" này đã có thể sống tốt nhờ lương thì mới nói đến chuyện y đức và trách nhiệm của nhà giáo được. Hai ngành này cần ưu tiên tăng lương trước hết. Và chỉ tăng cho những người đứng lớp thôi nhé, để những giáo viên giỏi không đi làm quan giáo dục”.
Đó chính là ý kiến của các bạn đọc, cũng chính là học sinh, sinh viên. Mỗi người lại có ý riêng của mình, nhưng hãy giữ gìn nét đẹp văn hoá trong ngày Nhà Giáo Việt Nam truyền thống này!
>>> Xem các mẫu hoa tặng sinh nhật đẹp tại đây: https://hoasaigon.com.vn/dien-hoa-tai-tphcm/hoa-sinh-nhat/
HOA SÀI GÒN - Bắc Nhịp Cầu Nối Yêu Thương
Hotline: 0985 608060 / 028.62768186
Website: https://www.hoasaigon.com.vn
Địa chỉ: 313 Nguyễn Thiện Thuật, P1, Q3, HCM.
Youtube: https://www.youtube.com/user/saigonhoa
Face book: https://www.facebook.com/hoasaigon.com.vn