Hoa Calla có nhiều tên gọi khác như: thủy vu, hoa rum. Hoa thường có màu trắng tinh khiết, đôi khi có những màu khác như vàng, đỏ, cam, tím,.... Hoa Calla tượng trưng cho tình yêu sâu sắc.
Hoa Calla có nhiều tên gọi khác như: thủy vu, hoa rum. Hoa thường có màu trắng tinh khiết, đôi khi có những màu khác như vàng, đỏ, cam, tím,.... Hoa Calla tượng trưng cho tình yêu sâu sắc. Vì thế ta hay thấy người ta dùng hoa Calla(hoa Loa kèn) làm hoa cưới, hoa bó cô dâu.
Còn sự tích của nó như thế nào? Hãy cùng Hoa Sài Gòn theo dõi bên dưới nhé!
.
"Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé tên là Lanhít. Cậu luôn được ánh nắng mặt trời ve vuốt và bàn tay của mẹ chăm chút nên khi lớn lên cậu cũng là một đứa trẻ vui tính hoạt bát như mọi đứa trẻ khác trong làng. Nhưng thật không may, một căn bệnh quái ác đã cướp mất của cậu người mẹ thân yêu. Cuộc sống của cậu bắt đầu trở nên khó khăn. Chẳng bao lâu người cha lại rước về nhà một mụ mẹ kế ác độc, ích kỷ, chỉ cần một cái liếc mắt của mụ là Lanhít đã sợ khiếp vía.
Mẹ kế còn mang về nhà chồng cả một bầy lợn lông trắng lông đen lốm đốm để làm của hồi môn và bắt Lanhít phải chăn dắt suốt từ bình minh cho đến hoàng hôn, từ mùa xuân xanh cho đến mùa thu vàng vọt. Ở đầu bãi chăn thả có một cái ao vừa sâu lại vừa bẩn, đàn lợn thường quen xuống đó tắm mát. Phía bên kia bờ ao là cả một con lợn ranh ma thường vượt sang đó để đào khoai ăn, khiến Lanhít phải vất vả lội xuống bùn lấm để xua đuổi con vật. Mỗi buổi chiều về nhà, toàn thân Lanhít bám đầy những bùn đất hôi hám, đã thế mẹ kế lại không hề cho cậu một giọt nước để tắm rửa. Chân tay chẳng mấy chốc đã khô nứt hệt những vết rạn.
Trước đây, Lanhít có rất nhiều bạn bè cùng vui đùa, nay đám trẻ tìm cách xa lánh cậu bé chăn lợn bẩn thỉu. Lanhít đành phải đứng từ xa trông đám trẻ vui đùa và khe khẽ huýt sáo bài ca “Mặt trời nhỏ”. Một hôm, vì mãi suy nghĩ, cậu không để ý thấy một con lợn dẫn cả đàn con vượt qua ao sâu, tấn công đám ruộng trồng khoai tây. Mấy đứa con của mẹ kế biết chuyện, không thèm nói cho Lanhít biết mà chạy về mách mẹ. Sợ hãi, cậu bỏ chạy thục mạng và trong lúc lúng túng cậu đã bị ngã xuống ao nước bẩn. Cậu cố leo lên bờ, mẹ kế lại tiếp tục dồn đánh. Ðiều kỳ lạ là tuy bị lấm bùn từ đầu đến chân, song một phía sườn của cậu vẫn còn sạch nguyên trông hệt như một cánh hoa trắng muốt.
- Ê, cánh hoa trắng bé xíu! Hoa ráy tụi bay ơi! – Lũ trẻ hét lên với một vẻ thích thú.
Không ngờ tiếng kêu đó đã cột chặt đời Lanhít vào kiếp bùn đen. Cậu đã phải mang một cái tên khác, kể cả cha cậu, mỗi lần bí mật xoa đầu cậu vẫn gọi cậu là “Hoa ráy của ta!”
Ðó là một mùa hè khốc liệt. Cỏ cây khô héo, những cánh đồng lúa mì chết rụi. Cái ao sâu hôi hám cũng bị cạn kiệt, nứt nẻ như đá, muôn loài không còn chỗ mà tắm mát nữa. Ðàn lợn hung dữ lại bươn bả khắp các bãi chăn thả, lùng xục cả vào rừng, hy vọng tìm được một bãi cỏ xanh tươi. Ngay cả hồ nước giờ đây cũng đã cạn phơi đáy, duy chỉ có ở giữa lòng hồ còn lộ ra một cái hố nhỏ đen ngòm, không một tia sáng mặt trời lọt vào.
Nạn hạn hán càng hoành hành dữ dội. Riêng cái hố nhỏ như có một con mắt đen kia lại có sức hấp dẫn muôn loài đi tìm kiếm nguồn nước mát.
Trong số những muông thú dại dột ấy có một con lợn của mẹ kế đã liều mình lao xuống cái hố đó để tắm mát và lập tức bị chìm nghỉm. Lanhít sợ hãi chạy về nhà kêu cứu. Nhưng cặp mắt của mẹ kế chợt vằn lên trông dữ dằn như cái hố nhỏ đen ngòm giữa lòng hồ khô cạn. Mụ túm lấy một tai Lanhít và kéo xềnh xệch ra miệng hố.
- Mày phải tự nhảy xuống hố lôi con lợn lên cho ta!
Cậu bé bất hạnh bị quẳng xuống cái hố nhỏ, chỉ còn thấy nhô lên một cái tai trắng của con lợn. Lan hít bèn túm lấy cái tai con lợn nhưng cái hố nhỏ quái ác đã dìm sâu cậu xuống. Chỉ còn có cái tai lợn và nắm tay nhỏ sần sùi của cậu là nổi lên trên mặt nước.
- Mày cứ ở lại dưới đó, Hoa ráy ạ! – Mẹ ghẻ rít lên từng tiếng một.
Ngày hôm sau, cái hố nhỏ đó cũng bị cạn khô và ngay chỗ đó người ta thấy mọc lên một bông hoa như một cánh hoa trắng muốt.
- Hoa Thủy Vu! Xem kìa, một bông Hoa Thủy Vu – một cô gái trẻ chạy qua thốt lên.
Từ đấy, loài hoa ấy có tên gọi là Hoa Thủy Vu."