Vẻ đẹp của lan hồ điệp luôn làm cho nhiều người mê mẩn và đắm say. Và như đã trình bày trong bài bước với những tiêu chí đánh giá vẻ đẹp của lan hồ điệp thì bộ rễ cũng sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng có được những kiến thức để có thể chăm sóc cho bộ rễ của lan phát triển khỏe mạnh nhất. Vậy thì thông tin bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời chính xác nhất về cách chăm sóc bộ rễ cho lan hồ điệp, cùng tham khảo ngay nhé!
Nhiệm vụ của bộ rễ lan hồ điệp
Không phải bất cứ ai cũng biết cách chăm sóc bộ rễ lan hồ điệp
Cùng với những ưu điểm tạo nên vẻ đẹp cho cây lan hồ điệp thì bộ rễ của lan theo đó còn có 2 chức năng quan trọng đó là: Hút nước cũng như chất dinh dưỡng giúp nuôi cây phát triển tốt hơn đồng thời cũng giúp cho cây có thể bám vào hốc đa hay lòng đất được tốt hơn.
Thế nên chúng ta có thể khẳng định rằng một cây lan hồ điệp nhưng có quá ít rễ thì sẽ không thể nào làm được nhiệm vụ cung cấp đủ chất dinh dưỡng chăm sóc cây. Rễ của lan nếu như không mọc hay bị bệnh, bị thối, bị chết thì cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng khiến lan hồ điệp không thể tồn tại và phát triển tốt được.
Hiểu rõ hơn về bộ rễ lan hồ điệp
Rễ của lan hồ điệp được chia thành 5 bộ phận
Theo đó bộ rễ của lan hồ điệp sẽ được chia thành 5 bộ phận bao gồm lòi rễ, thân rễ, vỏ rễ, lông rễ và đầu rễ. Tùy thuộc vào điều kiện sinh sống mà rễ của lan hồ điệp sẽ phát triển sao cho phù hợp vơi cây. Ví dụ như nếu môi trường trồng lan hồ điệp quá khô ráo thì bộ rễ có chức năng phải mọc dài ra để từ đó tìm nước, cung cấp nước cho cây. Nhưng bạn cũng cần phải lưu ý nếu quá trình trồng lan hồ điệp tại nơi quá nhiều nước thì sẽ khiến rễ không mọc dài thêm mà còn dễ xảy ra hiện tượng thối rửa.
Tuy nhiên cũng không nên vì sợ lý do bộ rễ của lan thối rửa mà bạn không tươi nước cho lan. Vì thực sự thì rễ bị thối và nước tươi không đủ chính là hai vấn đề hoàn toàn không hề giống nhau. Đồng thời bạn cũng phải giữ độ ẩm cho rễ và đảm bảo độ thoáng cho rễ cây.
Quan sát rễ lan hồ điệp biết được chế độ chăm sóc phù hợp hay không
Bạn cần biết cách chăm sóc bộ rễ của lan hồ điệp
Bạn biết không dù rằng bạn là một người chuyên hay không chuyên khi chăm sóc lan hồ điệp thì vẫn có thể dễ dàng nhận ra được lượng nước tưới và phân bón có thích hợp hay không. Bạn có thể quan sát và nếu thấy rễ của cây có màu trắng, cứng và đầu rễ của lan hồ điệp có màu xanh thì chứng tỏ rằng lượng phân cùng lượng nước đẫ được đáp ứng tốt. Ngược lại nếu như bạn quan sát và thấy rễ của cây chỉ có vài cái tốt còn lại có màu nâu hoặc mềm nhũn thì chứng tỏ rằng cây lan đó bị tươi quá nhiều nước.
Bên cạnh đó nếu như quan sát thấy rằng phần rễ của lan hồ điệp bị cháy xám thì đó chính là do quá trình bón phân quá mạnh. Lúc này tốt nhất bạn không được bón một cách trực tiếp khi còn hạt hay còn viên, thì sẽ khiến cho việc kiểm soát liều lượng hó hơn.
Bí quyết chăm sóc đối với lan hồ điệp có rễ xấu
Dùng 4 lít nước ấm, 1 thìa súp đường vàng, 1 thìa phân bón loại 15:15:15 hoặc 2 thìa rong biển và 10 giọt Super Thrive. Tiến hành ngâm một vài giờ và để khô xong thì chúng ta tiếp tục ngâm rễ của lan hồ điệp để chúng hút đủ nước. Bạn có thể quan sát nếu thấy rễ căng phồng lên thì tức là rễ đó đã được đủ nước.
Nguyên tắc giúp bộ rễ lan hồ điệp tốt hơn
Bộ rễ tốt sẽ giúp lan phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều
- Sau khi rễ cây khô thì mới tưới, khi rễ chưa mọc bạn không nên tươi hoặc chỉ tưới với lượng nước nhỏ.
- Liều lượng phân vừa đủ, không được quá nhiều. Nếu như quan sát thấy cây chưa có rễ thì bạn cũng không cần phải bón.
- Không được để nhiệt độ xuống quá thấp như là dưới 50 độ F hoặc 10 độ C thì cây cũng sẽ không thể ra rễ được. Đồng thời nhiệt độ quá cao như trên 100 độ F hoặc trên 37.8 độ C thì cây lan cũng không thể ra rễ được. Thế nên trong quá trình chăm sóc bạn cần đặt lan hồ điệp ở vị trí phù hợp nhất.
Hy vọng rằng với những thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn có thêm nhiều bí quyết trong việc chăm sóc lan hồ điệp. Đừng quên theo dõi các bài viết khác của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin trong việc chăm sóc lan hồ điệp bạn nhé!