Hoài cười tươi trong chiếc áo thụng, cùng tấm bằng đại học tài chính ngân hàng như mẹ cô mong muốn. Nhận được vô số lời chúc tụng, mọi người chia vui, Hoài cũng vui, mọi người vui vì Hoài đã hoàn thành một chặng đường, chuẩn bị cho bước ngoặt lớn của một đời người,
Hoài cười tươi trong chiếc áo thụng, cùng tấm bằng đại học tài chính ngân hàng như mẹ cô mong muốn. Nhận được vô số lời chúc tụng, mọi người chia vui, Hoài cũng vui, mọi người vui vì Hoài đã hoàn thành một chặng đường, chuẩn bị cho bước ngoặt lớn của một đời người, Hoài vui vì không phải tự ép bản thân ngày ngày ngồi dưới giảng đường, đêm đêm với những bài tập, những luận án, những con số mà cô chẳng mấy cảm tình.
Hoài là một cô bé mơ mộng, cô thích thả hồn với gió, với mây, hòa mình với cây với cỏ, một tâm hồn mơ mộng là vậy, làm sao Hoài có thể thích ngành mà mẹ Hoài đã kỳ vọng và thúc ép Hoài trong bốn năm qua. Nhưng vì thương mẹ, Hoài đã hy sinh bốn năm thanh xuân của mình, đã đến lúc Hoài phải sống cho mình - Hoài nghĩ thế và quyết định thế.
Tối đó, ba dẫn cả nhà đi ăn nhà hàng để mừng Hoài tốt nghiệp. Trong không khí vui vẻ của mọi người, ba Hoài đứng lên mời mọi người nâng ly:
- Tôi cảm ơn mọi người đã đến chúc mừng ngày vui của bé Hoài. Mời mọi người nâng ly!
Chú Út cầm ly lên cụng với ba đầu tiên:
- Em chúc mừng anh! Hoài vừa xinh lại học giỏi thể nào cũng làm rạng danh nhà họ Lê mình.
Ba cười sảng khoái sau lời chúc tụng của chú Út:
- Vẫn biết nó khá lanh lợi nhưng bước đầu vẫn nhờ dượng Ba nó.
Ba quay qua phía dượng, dượng là chồng cô Ba, dượng hiện đang làm giám đốc chi nhánh phía Nam của một ngân hàng nhà nước:
- Em biết rồi anh Hai, trước khi cháu nó tốt nghiệp, em đã dọn sẵn chỗ rồi, qua tuần cháu sẽ vào tiếp nhận công việc. Hiện tại, tạm thời em sắp xếp cho cháu nó đứng ở quầy giao dịch, về sau em sẽ chuyển vào bộ phận khác. Cái gì chứ con đường của cháu nó, anh cứ giao cho em.
Xong lời của dượng Ba, cả nhà cười nói xôn xao, vẫn những lời chúc tụng và hoạch định nên một tương lai sáng rỡ màu chiến thắng cho Hoài. Riêng chỉ có Hoài, không cảm thấy vui một chút nào cả. Cô mệt mỏi, chán nản nhưng vì Hoài là chủ nhân bữa tiệc, lại không muốn cuộc vui của gia đình xáo trộn. Hoài im lặng trong sự chịu đựng.
Những ngày sau đó, Hoài nhốt mình trong phòng, cô phải nghĩ ra cách gì đó để thoát khỏi sự kìm kẹp của gia đình. Hoài muốn được sống cho mình, được sống với đam mê, hoài bão của mình, không phải sống để đẹp lòng cha mẹ, để giải quyết tâm lý thể hiện của ba Hoài.
- Mẹ, con không muốn làm ngân hàng!
Câu nói của Hoài khiến mẹ cô giật mình, ngưng đôi đũa đang đảo chảo rau xào trên bếp.
- Con nói gì?
Hoài nhắc lại một cách chắc chắn:
- Con không muốn làm ngân hàng!
- Con có tỉnh táo không vậy? Con vất vả bốn năm trên ghế nhà trường, giờ bảo không là không sao con?
- Con thi vào trường đại học Kinh Tế cũng vì mong muốn của ba mẹ, con chọn ngành Tài Chính Ngân Hàng cũng vì mong muốn của ba mẹ. Con không thích!
- Tất cả tương lai của con đang sáng lạn, mọi thứ đã được sắp xếp, con chỉ cần vào làm một thời gian thì cái ghế trưởng phòng là của con.
- Nhưng con không thích! Con không thích! Mẹ hiểu không?
Hoài hét lên trong nước mắt, mẹ Hoài dịu giọng:
- Con thích gì?
- Con muốn mở một tiệm hoa, con muốn được ngắm hoa, chơi với hoa mỗi ngày!
- Con nói gì vậy Hoài? Sao con có thể bỏ công sức của mình miệt mài bốn năm? Sao con có thể phụ lòng dượng Ba? Sao con có thể làm ba con thất vọng như vậy được?
- Tâm huyết! Kỳ vọng! Mong cầu! Có khi nào ba mẹ biết con muốn gì không? Có khi nào ba mẹ quan tâm con cần gì không? Từ khi con sinh ra đến giờ ba mẹ toàn bắt con sống theo kỳ vọng của ba mẹ? Ba mẹ có hiểu cho con không?
Bất ngờ, ba Hoài bước từ nhà trên xuống, ông không nói gì, ném một xấp tiền trên bàn:
- Được! Ba sẽ cho con được sống với mơ ước của mình. Đây là ba trăm triệu và ba cho con hai năm. Nếu hai sau, con không làm nên được gì, đừng trách ba!
Hoài đứng dậy, lau nước mắt:
- Con cảm ơn ba! Con chỉ cần ba cho phép con được làm điều con thích, còn tiền ba cứ cất đi, con tự lo liệu.
Hoài tuy sinh ra trong một gia đình trâm anh thế phiệt, ba Hoài là lãnh đạo cấp cao trong một tập đoàn lớn nhưng từ nhỏ, Hoài luôn sống tự lập, Hoài ghét những tiệc tùng của gia đình mà ở đó Hoài toàn nghe những lời xu nịnh, bợ đỡ. Vì thế Hoài ít ở nhà, ngoài thời gian học tại trường, cô hay đến shop hoa Hoa Sài Gòn để làm thêm, cô không vì kiếm tiền nhưng khi được làm việc với những bông hoa xinh đẹp, cô thấy như mình đang là chính mình. Vốn có khiếu bẩm sinh, những bó hoa cô bó, những lẵng hoa cô cắm trông bắt mắt và có hồn, khách hàng rất yêu thích và chị chủ cũng thích và cô được thưởng khá hậu hĩnh. Vì vậy vốn liếng cô dành dụm được trong thời gian qua cũng kha khá, cộng với tiền thừa mẹ cho, cô cũng gửi tiết kiệm để dành.
- Trong rất nhiều các tác phẩm Hoài cắm, có một tác phẩm Hoài tự đặt cho nó tên là Hoa Sinh Nhật. Đó là một bó hoa đơn giản, chủ đạo là ba bông hồng đỏ, được trang trí thêm vài nhánh Bi trắng thanh khiết, đơn giản vậy đấy. Nhưng qua tay Hoài bó Hoa Sinh Nhật chẳng còn đơn điệu như vậy nữa. Nó đơn giản nhưng kiêu kỳ và đẹp.
Từ cảm tình đặt biệt với tác phẩm Hoa Sinh Nhật của mình, Hoài sẽ bắt đầu ý tưởng kinh doanh của mình trong sự sung sướng và mãn nguyện.
Hoài biết sẽ rất nhiều khó khăn cô sẽ gặp phải trong thời gian sắp tới nhưng với Hoài, khó khăn là thử thách tôi luyện sự trưởng thành.
Cô đã chuẩn bị sẵn tâm lý cho mình ngay từ khi bắt đầu.
Sau hai năm liệu Hoài có khẳng định được mình trong mắt ba mình, gia đình mình không? Các bạn đợi "tản mạn" kế tiếp của Hoa Sinh Nhật nhé!
- BÙI ANH THƠ-