Dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện lành, tốt đẹp đã làm được trong cuộc sống, như là những đóa hoa tươi thắm, thơm tho dâng cúng chư Phật, thánh
Truyền thống của người Việt trong cúng Rằm, mùng Một, lễ Tết, giỗ chạp… là bên cạnh mâm cơm, bát hương, chén nước, lúc nào cũng phải có một bình hoa đẹp. Nhưng không phải hoa nào cũng có thể cúng lễ.
Việc dâng hoa cúng thanh khiết, thể hiện tâm thành rất quan trọng (hương, hoa, trà, quả). Dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện lành, tốt đẹp đã làm được trong cuộc sống, như là những đóa hoa tươi thắm, thơm tho dâng cúng chư Phật, thánh, là hành động thành kính, bày tỏ tâm biết ơn dù giá trị vật chất không nhiều. Hoa bây giờ có hàng trăm loại, tùy mùa mà dâng hoa cúng khác nhau, nhưng cơ bản vẫn là cúc, hồng, sen, huệ, hoa phong lan,… Nhiều loài hoa, nhưng chỉ có một số loại dùng để thờ cúng như hoa hồng, hoa huệ dùng để dâng cúng. Do đó, cần biết để chọn hoa cúng phù hợp mới trang nghiêm, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Tiếp theo là mâm ngũ quả, mâm ngũ quả được trưng bày cũng phải lựa chọn hết sức cẩn thận. Mỗi miền có những cách chọn quả khác nhau một chút. Từ “ngũ” còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phúc, quý, thọ, khang, ninh. Trước là thờ cúng tổ tiên, sau là ước mong năm mới được an khang, thịnh vượng hơn năm trước.
Bên cạnh mâm ngũ quả tượng trưng cho âm dương - ngũ hành, các gia đình người Việt thường tìm và chọn mua lấy hai cây mía thật to, thật thẳng để dựng hai bên bàn thờ tổ tiên. Theo quan niệm của người Việt, cây mía còn là "vật bất li thân" trong hành trình tổ tiên trở về trời sau ba ngày tết sum vầy cùng cháu con dưới hạ giới.
Ngoài hoa quả ra còn có vàng mã, tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia sống gần với dương gian. Tục này nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía).